Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

Nhiều trường đại học dự kiến tăng chỉ tiêu tuyển sinh năm 2013


ĐH Quốc gia TP.HCM: 2 trường ĐH (Khoa học xã hội và nhân văn, Bách khoa) dự kiến tăng 50 chỉ tiêu/trường.
Trường ĐH Quốc tế tăng 100 chỉ tiêu vì dự kiến mở thêm ngành kỹ thuật tài chính và quản lý rủi ro, ngành dược. Trường ĐH Khoa học tự nhiên và ĐH Công nghệ thông tin vẫn sẽ giữ nguyên chỉ tiêu như năm ngoái.
Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM dự kiến tăng 500 chỉ tiêu bậc ĐH (tổng chỉ tiêu 5.500), bậc CĐ vẫn giữ nguyên với 5.000 chỉ tiêu. Trường ĐH Hoa Sen dự kiến tăng 200 vì có một ngành mới là kỹ thuật phần mềm (60 chỉ tiêu) và đang xin phép mở 2 ngành khác là thiết kế nội thất (70), quản trị công nghệ môi trường (70).
Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM giữ nguyên chỉ tiêu bậc ĐH, CĐ nhưng giảm chỉ tiêu TCCN từ 1.000 xuống 500.
Trường ĐH Sài Gòn sẽ tăng chỉ tiêu dành cho các ngành sư phạm như giáo dục tiểu học, giáo dục mầm non. Trường ĐH Văn Lang dự kiến vẫn tuyển 2.000 như năm ngoái.
Theo TNO

2013, cao dang, chi tieu tuyen sinh dai hoc cao dang 2013, cuon nhung dieu can biet ve tuyen sinh 2013, dai hoc, danh sach truong dai hoc cao dang 2013, diem thi dai hoc, ho so du thi dai hoc, ho so du thi dai hoc 2013, ma truong dai hoc cao dang 2013, ma truong thpt, nhung dieu can biet, nhung dieu can biet ve thong tin tuyen sinh 2013, nhung dieu can biet ve tuyen sinh dai hoc cao dang 2013, on thi 2013, on thi dai hoc 2013, on thi dai hoc mon ly, on thi dai hoc mon toan, on thi tot nghiep thpt 2013, tan the, gangnam style, thong tin tuyen sinh, thong tin tuyen sinh 2013, ti le choi dai hoc cao dang 2013, tin tuyen sinh cao hoc 2013, Tin tuyen sinh lien thong 2013, Tin tuyen sinh van bang 2 2013, tuyen sinh, tuyen sinh 2013, tuyen sinh du hoc 2013, tuyen sinh tai chuc 2013, xet tuyen, xet tuyen cao dang, xet tuyen nguyen vong 2 nam 2013, xet tuyen nguyen vong 3 nam 2013, xet tuyen nguyen vong 2013

Thứ Hai, 17 tháng 12, 2012

Siết chặt khâu thẩm định việc mở ngành đào tạo của các trường


(Dân trí) - Bộ GD-ĐT vừa có văn bản hướng dẫn các sở GD-ĐT, cơ sở giáo dục đại học về việc xác nhận điều kiện mở ngành/chuyên ngành trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. Theo văn bản thì khá nhiều nội dung được Bộ GD-ĐT yêu cầu thẩm định một cách kỹ lưỡng.
Theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, căn cứ vào Quyết định thành lập cơ sở giáo dục đại học của Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT xác định trụ sở của cơ sở giáo dục đại học để tiếp nhận hồ sơ đề nghị kiểm tra và xác nhận năng lực của cơ sở giáo dục đại học. Sở GD-ĐT không tiếp nhận hồ sơ của cơ sở giáo dục đại học không có trụ sở tại địa phương.
Để xác nhận đội ngũ giảng viên cơ hữu thì cần đối chiếu Danh sách giảng viên, kỹ thuật viên, nhân viên hướng dẫn thí nghiệm cơ hữu trong danh sách đã khai trong hồ sơ của cơ sở giáo dục đại học với Hợp đồng tuyển dụng (bản gốc), Bảng lương trong 6 tháng liên tục (tính đến thời điểm xem xét hồ sơ) của cơ sở giáo dục đại học, Danh sách đóng bảo hiểm xã hội (có xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội địa phương), văn bằng chứng chỉ của giảng viên (có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền) để xác nhận đội ngũ giảng viên, kỹ thuật viên, nhân viên hướng dẫn thí nghiệm cơ hữu của cơ sở giáo dục đại học.
Đối với những trường hợp mới tuyển dụng, phải có Hợp đồng lao động dài hạn và sổ bảo hiểm xã hội do cơ sở giáo dục đại học đóng; Đối với những trường hợp đã hết tuổi lao động thì Hợp đồng lao động phải ghi rõ làm việc toàn thời gian cho một cơ sở giáo dục đại học duy nhất.
Để xác nhận cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo (gồm phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, cơ sở sản xuất thử nghiệm, thư viện, các công trình xây phục vụ hoạt động giải trí, thể thao, văn hóa, các công trình y tế, dịch vụ để phục vụ cán bộ, giảng viên, sinh viên) thì đối chiếu Danh mục phòng học kê khai trong hồ sơ của cơ sở giáo dục đại học với giấy tờ xây dựng chứng minh số phòng học, các công trình xây dựng và kiểm tra thực tế số phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành và các công trình khác phục vụ giảng dạy, học tập để xác nhận.
Cơ sở giáo dục đại học thuê địa điểm, phòng học và các công trình khác phục vụ giảng dạy và học tập phải ghi rõ các nội dung: tên cơ quan, tổ chức, cá nhân, thời hạn cho thuê.
Đối chiếu Danh mục phòng thí nghiệm, máy, thiết bị kê khai trong hồ sơ của cơ sở giáo dục đại học với sổ tài sản của cơ sở giáo dục đại học (sổ gốc) và kiểm tra thực tế để xác nhận phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành, máy, thiết bị.
Trong trường hợp thiết bị mới mua và chưa kịp đưa vào sổ tài sản của cơ sở đào tạo thì phải đối chiếu với hóa đơn, chứng từ (bản gốc) của nơi bán và nơi mua để làm căn cứ xác nhận. Đối với các máy, thiết bị được tặng từ các tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền cho phép tiếp nhận và nhập khẩu.
Đối chiểu Danh mục thư viện, phòng đọc, sách, tạp chí kê khai trong hồ sơ của cơ sở giáo dục đại học với sổ tài sản, hóa đơn chứng từ và kiểm tra thực tế để xác nhận về thư viện của cơ sở giáo dục đại học.
Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu không xác nhận các trường hợp cho mượn hoặc mua bán máy, thiết bị, sách, tạp chí không có chứng từ gốc hay tên người mua không đúng với tên của cơ sở giáo dục đại học.
Với việc đưa ra quy trình thẩm định khắt khe này, Bộ GD-ĐT hy vọng sẽ tránh tình trạng các trường gửi hồ sơ xin mở ngành đào tạo vượt quá năng lực.
 
S.H
2013cao dangchi tieu tuyen sinh dai hoc cao dang 2013cuon nhung dieu can biet ve tuyen sinh 2013dai hocdanh sach truong dai hoc cao dang 2013diem thi dai hocho so du thi dai hocho so du thi dai hoc 2013ma truong dai hoc cao dang 2013ma truong thpt,nhung dieu can bietnhung dieu can biet ve thong tin tuyen sinh 2013nhung dieu can biet ve tuyen sinh dai hoc cao dang 2013on thi 2013on thi dai hoc 2013on thi dai hoc mon lyon thi dai hoc mon toanon thi tot nghiep thpt 2013tan thegangnam stylethong tin tuyen sinh,thong tin tuyen sinh 2013ti le choi dai hoc cao dang 2013tin tuyen sinh cao hoc 2013Tin tuyen sinh lien thong 2013Tin tuyen sinh van bang 2 2013tuyen sinh, tuyen sinh 2013,tuyen sinh du hoc 2013, tuyen sinh tai chuc 2013xet tuyenxet tuyen cao dangxet tuyen nguyen vong 2 nam 2013xet tuyen nguyen vong 3 nam 2013xet tuyen nguyen vong 2013

Mẫu bằng Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp mới


Đầu tháng 12-2012, Bộ GD-ĐT ban hành thông tư thay mẫu bằng tốt nghiệp cao đẳng (CĐ) và trung cấp chuyên nghiệp (TCCN). Nhiều trường quá bất ngờ vì trong 3 năm học, bộ thay mẫu bằng đến 2 lần.
Nội dung trang 2 và 3 mẫu phôi bằng CĐ mới (dưới) cơ bản không có gì mới so với bằng đang sử dụng  (trên) - Ảnh: tư liệu

Mẫu bằng CĐ và TCCN đang sử dụng cũng vừa mới thay năm 2009. Mới hơn hai năm sử dụng, khi các trường, người học và nhà tuyển dụng đang quen dần với mẫu bằng năm 2009, bỗng dưng bộ lại thay mẫu phôi và đổi cách ghi thông tin trên bằng.
Thay đổi hình thức
So với mẫu bằng ban hành năm 2009, những nội dung ghi trên mẫu bằng mới lần này cơ bản không có gì khác so với mẫu bằng đang áp dụng, ngoại trừ việc vị trí mục ghi “tên ngành học” được chuyển lên phía trên. Mẫu bằng mới lần này vẫn không có chỗ dán ảnh và dành hẳn trang 2 để ghi thông tin bằng tiếng Anh (tương ứng phần ghi tiếng Việt bên trang 3). Nhiều trường CĐ, TCCN thắc mắc: mẫu bằng mới nhưng không có nội dung gì mới, không hiểu sao phải thay mẫu bằng?
Ngày 26-11, các trường phía Nam được dự chương trình tập huấn của bộ về quản lý và cấp phát văn bằng tại Đà Nẵng. Tất cả thông tin tại kỳ họp này đều xoay quanh mẫu bằng đang áp dụng, tuyệt đối không có thông tin nào về việc sẽ thay mẫu bằng. Đùng một cái, thông tin thay mẫu bằng được ký ngày 30-11, chỉ sau đó bốn ngày. “Tại sao bộ không công bố thông tin mẫu bằng mới để các trường có ý kiến luôn một thể? Giờ chỉ thấy thông tin trên mạng, chưa thấy bộ hướng dẫn gì thêm”- trưởng phòng đào tạo một trường CĐ tại TP.HCM thắc mắc.

Ba năm, hai lần thay mẫu bằng
Ngày 12-8-2009 Bộ GD-ĐT ban hành các thông tư về việc thay mẫu bằng tốt nghiệp ĐH, CĐ, TCCN. Ngày 24-5-2011 bộ ban hành mẫu bằng ĐH mới, áp dụng từ ngày 10-7-2011. Ngày 30-11-2012, bộ lại có thông tư thay mẫu bằng CĐ, TCCN, áp dụng từ ngày 26-11-2013.
Thông tư ban hành mẫu bằng tốt nghiệp CĐ, TCCN mới có hiệu lực từ ngày 26-11. Các trường còn gần một năm để chuẩn bị áp dụng mẫu bằng mới. Tuy nhiên có rất nhiều băn khoăn từ việc thay đổi bất ngờ này. Ông Đỗ Hồng Cường, trưởng phòng đào tạo Trường CĐ Sư phạm Hà Nội, cho hay ngay khi bộ công bố mẫu bằng CĐ mới, trường đã rà soát phôi bằng cũ đã mua chưa sử dụng, chuẩn bị báo cáo để xin hướng xử lý. “Với lớp học chính quy, năm học kết thúc từ tháng 8, các phôi bằng cũ đã dùng hết. Riêng các lớp liên thông, do đặc thù học theo đợt, chưa tốt nghiệp nên số phôi bằng trường mua của bộ cho các lớp học này chưa dùng đến, trường phải xin ý kiến của bộ xem có hủy hay không”...

Th.S Đỗ Hữu Khoa, chủ tịch khối liên kết các trường chuyên nghiệp tại TP.HCM, bày tỏ: “Mỗi lần thay mẫu bằng là mỗi lần xáo trộn cho người học và người tuyển dụng. Lần thay mẫu bằng năm 2010 đã gây ra rất nhiều thắc mắc từ các nhà tuyển dụng về tính xác thực của văn bằng khi họ tuyển dụng”. Bằng kinh nghiệm qua mỗi lần đổi mẫu bằng, các trường cho rằng năm 2013, thời điểm giao thời 2013 thế nào cũng phát sinh những chuyện thừa - thiếu phôi bằng. Nếu chờ đến cuối tháng 11 để được mua phôi bằng mới, việc phát bằng tốt nghiệp của các trường có thể phải muộn hơn so với mọi năm.
Ông Khoa phân tích: thông thường HS TCCN sẽ tốt nghiệp khoảng tháng 9 hằng năm, việc mua phôi bằng, ghi thông tin lên bằng và phát bằng được các trường thực hiện trong khoảng tháng 10, tháng 11. Giờ chưa thể biết được những HS tốt nghiệp năm 2013 sẽ được cấp bằng theo mẫu ban hành năm 2009 hay 2012. Các trường TCCN được phép tuyển sinh nhiều lần trong năm, như vậy cũng tốt nghiệp nhiều đợt trong cùng một năm. Nếu thực hiện đúng như thông tin của bộ vừa ban hành, những HS tốt nghiệp năm 2013 tùy thời điểm sẽ nhận hai bằng cấp theo mẫu cũ - mới khác nhau. Hiệu trưởng một trường CĐ tại Hà Nội cho rằng việc đổi mẫu bằng liên tục khiến SV tốt nghiệp có thể gặp nhiều phiền toái và mệt mỏi giải trình với nhà tuyển dụng khi đi xin việc. “SV tốt nghiệp cùng một trường, cách nhau không lâu mà mẫu bằng khác nhau thì đơn vị có hoài nghi cũng là điều dễ hiểu”.
Ghi tên ngành bằng tiếng Anh: mạnh ai nấy làm
Cùng với thắc mắc “vì sao phải thay mẫu bằng”, nỗi băn khoăn lớn của các trường xoay quanh việc “vì sao chưa có quy định thống nhất cách ghi tên ngành bằng tiếng Anh”. Nhiều trường than phiền: mẫu phôi bằng thay đổi nhưng danh mục mã ngành bằng tiếng Anh các trường chờ đợi bấy lâu vẫn chưa được ban hành. Điều này gây lúng túng cho các trường trong việc ghi ngành đào tạo bằng tiếng Anh lên văn bằng và đánh đố nhà tuyển dụng. Do chưa có quy định thống nhất nên lâu nay các trường phải tự dịch sang tiếng Anh phần tên ngành đào tạo.
Hiệu trưởng một trường TCCN tại TP.HCM nêu ví dụ: chỉ riêng ngành tin học bậc TCCN có nhiều cách ghi khác nhau. Có trường ghi “Information Technology”, có trường dịch thành “Informatics”, có trường ghi “Information Communication Technology”... Có trường đào tạo ngành kế toán - tin học bối rối không biết ghi thế nào cho đúng phải gọi sang trường khác hỏi thăm. Hoặc như với ngành sư phạm giáo dục tiểu học khi dịch sang tiếng Anh cũng có nhiều cách dịch: nơi dịch theo tên “giáo dục tiểu học”, nơi dịch theo tên “sư phạm tiểu học”... Những rắc rối này các trường mong bộ có quy định thống nhất trước càng sớm càng tốt.
Tính xác thực, độ tin cậy của văn bằng tốt nghiệp cũng là nỗi băn khoăn trong thời điểm bằng giả tràn lan không phải hiếm và bộ liên tục đổi mẫu bằng tốt nghiệp. Không chỉ các doanh nghiệp nghi ngại với văn bằng, chính các trường đào tạo liên thông, văn bằng hai cũng không tin tưởng tuyệt đối khi nhận bằng của thí sinh tốt nghiệp từ trường khác.
Trưởng phòng đào tạo một trường CĐ nhóm ngành kinh tế cho biết: khi tuyển sinh liên thông, trường phải gửi công văn từng trường có thí sinh dự thi để xác nhận thông tin văn bằng.
Bộ GD-ĐT có yêu cầu các trường công khai thông tin tốt nghiệp và cấp phát bằng của HS, SV lên trang web nhưng rất nhiều trường chưa thể thực hiện được. Các nhà tuyển dụng và các trường cũng chưa quen kiểu tra cứu thông tin trên mạng. Thành ra phòng đào tạo các trường có thêm phần việc thường xuyên là xác nhận thông tin văn bằng đã cấp. Nhiều ý kiến từ các trường đề xuất: bộ nghiên cứu đổi chất liệu làm phôi bằng. Chất liệu dùng làm phôi bằng hiện nay láng bóng, mỏng manh, có vẻ dễ làm giả hơn bằng phủ giả da trước đây. Như vậy mới xứng là bằng quốc gia”.

Để đồng bộ với phôi bằng đại học
Bà Lê Thị Kim Dung, phó vụ trưởng phụ trách Vụ Pháp chế Bộ GD-ĐT, cho hay: mục đích việc thay đổi mẫu bằng CĐ, TCCN lần này để đồng bộ với phôi bằng ĐH đã thay đổi từ trước. Thay đổi trên mẫu bằng chủ yếu ở phần ghi tiếng Anh. Còn về danh mục mã ngành cấp 4, bộ đang triển khai dịch để có công bố sớm nhất, giúp các trường thống nhất tên gọi tiếng Anh các ngành. Kế hoạch ban đầu mã ngành này được công bố năm 2012, nhưng do tính phức tạp của việc dịch tên ngành nên mốc ban hành bị trễ hơn.

Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2012

Các công thức lượng giác cần nhớ ôn thi Đại học


Dành cho học sinh ôn thi tốt nghiệp THPT, ôn thi Đại học.

Tuyển sinh 2013 : Tự chủ giáo dục ĐH Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế


Tăng quyền tự chủ cho các trường đại học là xu hướng tất yếu để giáo dục đại học Việt Nam dần tháo gỡ được những rào cản về cơ chế và phát triển, bắt kịp trình độ của khu vực cũng như thế giới.


Bộ GD-ĐT đã giao thí điểm tự chủ ở 6 trường đại học là ĐH Ngoại thương, ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Hà Nội, ĐH Mở TP.HCM và Viện ĐH Mở Hà Nội. Sau hơn 4 năm thực hiện, các đơn vị này đã đạt được những thành công nhất định nhưng vẫn còn nhiều bất cập về cơ chế cần tháo gỡ.

Tuy nhiên, theo báo cáo đánh giá của PGS.TS. Phùng Xuân Nhạ, Phó giám đốc ĐHQG Hà Nội, mức độ tự chủ đại học công lập Việt Nam hiện vẫn còn rất thấp, trong khu vực Đông Á chỉ hơn được duy nhất Campuchia.

Xu hướng chung trong khu vực và trên thế giới là tăng quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học và mỗi nước thực hiện theo các cách khác nhau, phù hợp với điều kiện xã hội, giáo dục, kinh tế của từng nước. Theo PGS.TS Phùng Xuân Nhạ, Việt Nam không nên “bê nguyên” một mô hình nào nhưng hoàn toàn có thể rút ra những đặc điểm làm bài học cho mình.

Giáo dục đại học Việt Nam vẫn còn vướng nhiều rào cản cơ chế để phát triển
Giáo dục đại học Việt Nam vẫn còn vướng nhiều rào cản cơ chế để phát triển 


Xu hướng tăng quyền tự chủ cho các trường ĐH công lập

Nhật Bản đẩy mạnh quyền tự chủ tài chính các trường đại học sau khi có luật cải cách giáo dục 7/2003 với sự khuyến khích kiểu doanh nghiệp đại học. Bắt đầu từ năm 2004, các trường đại học quốc gia tại xứ “Mặt trời mọc” lần đầu tiên được nhận kinh phí trọn gói để chi tiêu.

Singapore, nước được xếp vào hàng có thu nhập cao và nền giáo dục ĐH phát triển nhất ở Đông Nam Á, cho phép các trường đại học được tự chủ và khuyến khích các trường tìm kiếm các nguồn vốn khác, đặc biệt là doanh nghiệp kể từ năm 2006.

Từ năm 2008, Hàn Quốc cũng đã thí điểm việc tăng cường tự chủ nói chung và tự chủ tài chính nói riêng cho các trường đại học. Một số đại học lớn như ĐH Seoul được trao quyền nhiều hơn trong các quyết định tài chính của họ.

Không cho phép tự chủ hoàn toàn tất cả các mặt

Ở Nhật, tuy Bộ GD và ĐT vẫn quy định mức học phí tiêu chuẩn hàng năm nhưng đã cho phép các cơ sở giáo dục đại học nâng mức học phí lên 20% nếu muốn.

Hongkong (Trung Quốc) áp dụng tự chủ tài chính một phần trong giáo dục đại học. Các cơ sở có thể sở hữu, bán nhà cửa được hiến tặng hay tự đầu tư. Các trường đại học được vay vốn từ ngân hàng thương mại và thị trường tài chính. Tuy nhiên, các trường đại học chỉ được quyền tự ấn định mức học phí cho những chương trình trường tự đầu tư.

Một nước ở Đông Á có nền giáo dục đại học phát triển là Hàn Quốc lại có cơ chế khác. Các trường công ở nước này vẫn tiếp tục chịu sự hạn chế trong những lĩnh vực tài chính, mặc dù đã có một loạt cải cách diễn ra từ năm 2005. Ngược lại, các trường đại học tư thục lại được mở rộng tự chủ về tài chính.

Với Lào, nước được xếp vào nhóm có thu nhập thấp như Việt Nam, trường đại học quốc gia Lào được trao quyền tự chủ một phần. Cơ chế tài chính được thiết lập cho phép trường tự quản lý nguồn thu dưới sự giám sát của Hội đồng trường.

Tự chủ không có nghĩa là Nhà nước chấm dứt cấp kinh phí

Tại Singapore, chính phủ vẫn cam kết là chủ thể cấp ngân sách chính cho giáo dục đại học, các trường được tự định mức học phí và được trao quyền tự chủ hoàn toàn về nguồn nhân lực, kể cả ấn định mức lương.

Với các nước có thu nhập trung bình ở Đông Á như Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc, Malaysia..., chính phủ trao quyền tự chủ tài chính cho một số trường đại học, dưới dạng phân bổ ngân sách công theo cơ chế tài trợ trọn gói, và cho phép cơ sở giáo dục linh hoạt hơn trong ấn định mức học phí cho một số chương trình và trong một số trường hợp.

Các trường còn được điều chỉnh mức lương cơ bản của cán bộ. Tuy nhiên, kể cả những cơ sở tự chủ vẫn bị hạn chế trong việc vay vốn thương mại và sở hữu tài sản.

Ví dụ như ở Thái Lan, các trường đại học tự chủ nhận ngân sách nhà nước thông qua chế độ phân bổ kinh phí trọn gói, được tự chủ trong xác định cơ chế quản lý và sử dụng nhân sự. Các trường này cũng được quyền quản lý, sử dụng tài sản công.

Tương tự, các trường đại học tự chủ ở Indonesia cũng được hưởng quyền tự chủ như ở Thái Lan. Về mặt pháp lý, các trường đại học tự chủ củaIndonesia cũng đã thành công trong việc áp dụng một số loại hình ngân sách cạnh tranh, ngoài các trường đại học tự chủ. Ở Malaysia, các cơ sở giáo dục đại học nước này cũng nhận ngân sách nhà nước thông qua kinh phí cấp trọn gói.

Tuy nhiên, dù là tự chủ hoàn toàn hay một phần, điều quan trọng là giao quyền tự chủ phải gắn với việc tăng cường trách nhiệm giải trình của các trường, tăng cường giám sát của nhà nước và cộng đồng với các trường qua các tiêu chí cụ thể và minh bạch, ông Nhạ nhấn mạnh.

Mạnh Hải (lược ghi)

Tuyển sinh 2012 2013 : Trường nghề điêu đứng


Chưa có năm nào các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề lại rơi vào cảnh điêu đứng như mùa tuyển sinh năm 2012. Nhiều trường thật sự lao đao vì tuyển sinh không được, đứng trước nguy cơ lâm nợ và phải tính đến phương án sang nhượng trường.

Quá ít người học

Thông tin từ nhiều trường nghề (trung cấp nghề và cao đẳng nghề) cho thấy mùa tuyển sinh năm 2012 hết sức ế ẩm và không biết thí sinh đi đâu. Một trong những trường đào tạo nghề chủ lực của TPHCM là Trường CĐ nghề TPHCM chỉ tiêu đến 1.800 nhưng đến nay chỉ tuyển được khoảng 1.500 chỉ tiêu.

TS Nguyễn Trần Nghĩa, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Tình hình tuyển sinh năm nay rất khó khăn. Những năm trước trường tuyển đủ trong tháng 10 năm nay kéo dài đến tháng 12 nhưng vẫn ít người đăng ký học. Để đủ chỉ tiêu, hiện nay trường vẫn tiếp nhận thí sinh đến đăng ký học”.

Trong khi đó, Trường CĐ nghề Kinh tế công nghệ TPHCM chỉ tiêu cần tuyển là 750 nhưng đến nay mới ngót nghét 300 sinh viên theo học. Dù vẫn cố gắng tuyển sinh thêm nhưng Th.S Nguyễn Đăng Lý, Hiệu trưởng nhà trường, cho rằng “không còn hy vọng tuyển được vì nguồn tuyển không còn”.

Dù có sự liên kết và đầu tư khá mạnh cho các trang thiết bị, liên kết giải quyết đầu ra cho sinh viên nhưng Trường CĐ nghề Công nghệ thông tin Ispace từ đầu năm đến nay mới tuyển được khoảng hơn 400 chỉ tiêu so với chỉ tiêu cần tuyển là 1.000.

Th.S Nguyễn Hoàng Anh, Hiệu trưởng nhà trường, than thở: “Các trường nghề năm nay tuyển sinh khó quá. Mọi năm đến cuối tháng 10 là trường đã kết sổ nhưng năm nay phải tiếp tục kéo dài đến hết tháng 12. Nhưng hy vọng tuyển được 50% - 60% là không thể vì thí sinh đã bị hút hết vào các trường ĐH, CĐ”.

Cùng chung cảnh ngộ, Trường CĐ Nghề Hàng hải đến nay cũng mới tuyển được khoảng 400 sinh viên, học sinh cho cả bậc cao đẳng và trung cấp nghề. Trong đó, nhiều ngành như quản trị mạng máy tính, công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy, sửa chữa máy tàu thủy có quá ít thí sinh và không thể mở ngành.

Trong khi đó, phía các trường trung cấp nghề và hệ trung cấp nghề lại càng ế ẩm hơn. Có trường chỉ tiêu đến 1.000 nhưng chỉ tuyển được 100 - 300 học viên. Ông Nguyễn Thành Hiệp, Trưởng phòng Dạy nghề Sở LĐTB-XH TPHCM, cho biết: “Thông tin từ các trường đào tạo trung cấp nghề cho thấy tình hình tuyển sinh năm nay quá báo động. Có trường dù chỉ tiêu rất nhiều nhưng kết quả tuyển sinh đến thời điểm này lại không tuyển được”.

Trước thực tế tuyển sinh quá khó như hiện nay, nhiều trường trung cấp nghề lẫn trung cấp chính quy đã và đang ráo riết sang nhượng trường để tránh tình trạng vỡ nợ.

Giải pháp nào?

Thực tế cho thấy, nhiều trường cho rằng chính việc tuyển sinh ĐH-CĐ kéo dài thời hạn xét tuyển đến 30-11 là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác tuyển sinh của các trường nghề. Tuy nhiên, đó chỉ là bề nổi còn nguyên nhân sâu xa vẫn nằm ở bản thân các trường nghề chưa thật sự thu hút được người học.

Ở phía quản lý, ông Nguyễn Thành Hiệp, Trưởng phòng Dạy nghề Sở LĐTB-XH TPHCM, cho biết: “Bức tranh tuyển sinh hệ nghề năm nay ảm đạm hơn, trong đó hệ trung cấp nghề gặp khó nhiều nhất. Chính bản thân trường nghề cũng chưa đầu tư đúng mức và chạy theo đào tạo các ngành kinh tế nên đầu tư cho các ngành kỹ thuật là rất kém. Do đó, nếu thí sinh vào học nghề ở những trường ĐH, CĐ đào tạo chất lượng hơn những trường CĐ nghề thì tôi hoàn toàn ủng hộ. Tuy nhiên, nếu người học vào học nghề chỉ lấy cái “mác” ĐH thì đó là quan điểm sai lầm”.

Dưới góc độ chuyên gia tư vấn tuyển sinh, TS Lê Thị Thanh Mai, Trưởng ban Công tác sinh viên ĐH Quốc gia TPHCM, cho biết: “Có nhiều nguyên nhân khiến người học chưa mặn mà với trường nghề nhưng chủ yếu là chất lượng đào tạo, đầu ra, thang bảng lương và chính sách liên thông cho người học. Ngoài ra, một nguyên nhân nữa là các trường nghề chưa tự thân “vận động” để đưa thông tin đến với người học. Do đó, người học muốn tìm thông tin đào tạo của trường nghề còn khó hơn tìm thông tin về các trường ĐH”.

Một nguyên nhân cũng khá quan trọng nữa là công tác hướng nghiệp ở bậc phổ thông quá yếu. Qua thực tế khảo sát công tác hướng nghiệp ở bậc trung học phổ thông và trung học cơ sở, giáo viên hướng nghiệp gần như rất ít thông tin về đào tạo ở các trường nghề.

Ngoài ra, ở tầm vĩ mô cũng cần xem xét việc quy về một mối (chuyển đào tạo nghề về cho Bộ GD-ĐT quản lý) nhằm đưa ra giải pháp tổng thể để công tác đào tạo nghề phát triển là điều cần phải tính tới.

THANH MINH
Nguồn: sggp.org.vn

Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2012

Xét tuyển nguyện vọng 2 năm 2013 như thế nào?


Em thi ĐH khối A và B. Điểm khối A khoảng 16, khối B khoảng 19 điểm (kể cả ưu tiên khu vực). So sánh với điểm chuẩn năm trước thì em không đủ đậu ngành đã đăng ký. Em muốn xét tuyển nguyện vọng (NV) 2.
Cách đăng ký xét tuyển NV2 như thế nào? Với số điểm trên em có hi vọng xét tuyển vào những trường nào? (Lê Thị Cẩm Tú, camtu_camtu1435@...) 
- Sau khi bộ công bố điểm sàn, các trường ĐH, CĐ sẽ bắt đầu in và gửi giấy chứng nhận kết quả thi cho những thí sinh có điểm trên sàn nhưng không đủ điểm trúng tuyển. Theo quy định, thí sinh sẽ nhận được giấy chứng nhận kết quả trước ngày 25-8.
Ứng với mỗi khối thi, bạn sẽ nhận được hai giấy chứng nhận kết quả, trên đó có đầy đủ thông tin về điểm các môn thi, thông tin về khu vực, đối tượng ưu tiên. Thí sinh sẽ ghi xét tuyển NV2 lên phiếu này và gửi về trường có nguyện vọng xét tuyển.

Các năm trước, với hai giấy chứng nhận kết quả, thí sinh có hai cơ hội nộp hồ sơ xét tuyển (NV2 và NV3). Năm nay, thí sinh sẽ có nhiều cơ hội xét tuyển hơn và thời gian xét tuyển kéo dài hơn. Sẽ có nhiều trường yêu cầu thí sinh phải nộp hồ sơ NV2 bằng bản chính giấy chứng nhận kết quả thi nhưng cũng sẽ có trường chỉ yêu cầu nộp bản sao. Do vậy, sau khi nhận giấy chứng nhận kết quả thi, bạn nên photocopy mỗi giấy làm nhiều bản trước khi nộp hồ sơ xét tuyển. 

Cùng thời điểm sau khi bộ công bố điểm sàn, các trường sẽ công bố điểm trúng tuyển NV1 và điểm xét tuyển NV2. Bạn nên tham khảo kỹ thông tin điểm xét tuyển NV2 của các trường trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên trang web các trường. Với mức điểm của bạn, bạn có thể tham gia xét tuyển NV2 vào các trường công lập tốp giữa, các trường ĐH vùng, ĐH địa phương. Để có cơ hội trúng tuyển cao, bạn nên chọn những ngành có mức điểm xét tuyển thấp hơn tổng điểm của mình. 


Trường Cao đẳng công nghệ Viettronics (Trường công lập) tổ chức thi tuyển Cao đẳng theo kỳ thi chung của Bộ Giáo dục & Đào tạo (15 – 16/7/2013) và xét tuyển nguyện vọng bổ sung dựa theo điểm thi Đại học - Cao đẳng của thí sinh.

Chi tiết thông tin tuyển sinh:

Phòng Tuyển sinh Trường Cao đẳng công nghệ Viettronics
Địa chỉ : 118 Cát Bi - Hải An - Hải Phòng
Điện thoại : 0313.726.899 - 0984.163.163
Website : http://www.viettronics.edu.vn
Email: tuyensinh@viettronics.edu.vn
 
Sinh viên Hải Phòng
Sinh viên Viettronics tham khảo tài liệu tại thư viện Nhà trường

 
I. Cao đẳng (chỉ tiêu: 1020) – Mã trường: CVT

Thời hạn nộp hồ sơ thi tuyển NV1: tới 22/04/2013
 

TTNgành họcMã ngànhKhối thiĐối tượng
1Công nghệ thông tinC480201A, A1
1,3,4
 
- Tuyển sinh trong cả nước
 
- Trường tổ chức thi tuyển theo kỳ thi ĐH-CĐ của Bộ GD&ĐT ngày 15-16/7/2013.
 
- Xét tuyển nguyện vọng bổ sung theo điểm thi ĐH-CĐ năm 2013 của thí sinh.
2Công nghệ kỹ thuật điện tử, 
truyền thông
C510302A, A1
1,3,4
3Công nghệ kỹ thuật điều khiển 
và tự động hóa
C510303A, A1
1,3,4
4Quản trị kinh doanhC340101A, A1
1,3,4
5Kế toánC340301A, A1
1,3,4
6Tài chính ngân hàngC340201A, A1
1,3,4
7Việt Nam học 
(chuyên ngành Văn hóa du lịch)
C220113C,
1,3,4
  
II. Trung cấp chuyên nghiệp (chỉ tiêu: 480) – Mã trường: CT05
 

TTNgành họcMã ngànhĐối tượng
1Tin học ứng dụng42480207- Tuyển sinh trong cả nước (học sinh đã tốt nghiệp THPT/THBT)
- Các ngành 42480207, 42510301, 42510308: xét tuyển điểm tổng kết hai môn Toán & Vật lý năm lớp 12.
- Ngành 42340303: xét tuyển điểm tổng kết hai môn Toán & Ngoại ngữ năm lớp 12.
- Đối với thí sinh đã tốt nghiệp TCCN khác ngành, xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp của thí sinh.
- Nhận hồ sơ xét tuyển từ: 11/03/2013.
2Công nghệ kỹ thuật điện tử42510301
3Điện công nghiệp
và dân dụng
42510308
4Kế toán doanh nghiệp42340303
 
III. Liên thông Trung cấp chuyên nghiệp lên Cao đẳng (chỉ tiêu: 360) – Mã trường: CVT


TTNgành họcMã ngànhĐối tượng
1Công nghệ thông tin01- Thí sinh đã tốt nghiệp TCCN theo quy định của Bộ GD&ĐT.
 
- Điều kiện dự thi:
theo Thông tư 55/2012/TT-BGD&ĐT
2Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông02
3Kế toán03
4Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa04
 
IV. Cao đẳng nghề (chỉ tiêu: 400) – Mã trường: CVT
 

TTNghề họcMã nghềĐối tượng
1Quản trị mạng máy tính50480206- Tuyển sinh trong cả nước.
Học sinh đã tốt nghiệp THPT/THBT.
 
- Các nghề 50480206, 50510302:
xét tuyển điểm tổng kết hai môn Toán & Vật lý năm lớp 12.
 
- Nghề 50340301: xét tuyển điểm tổng kết môn Toán & Ngoại ngữ năm lớp 12.
 
- Nhận hồ sơ xét tuyển từ: 11/03/2013.
2Điện công nghiệp50510302
3Kế toán doanh nghiệp50340301
 
Quyền lợi của học sinh, sinh viên học tập tại trường:
 
- Là trường Cao đẳng CÔNG LẬP, học sinh sinh viên được lựa chọn liên thông lên trình độ đào tạo cao hơn ngay sau khi tốt nghiệp, liên thông theo các chương trình liên kết quốc tế 3+1, 3+2 (các trường Mỹ, Singapore, Trung Quốc, Đài Loan…)
 
- Được hưởng các chế độ chính sách Nhà nước áp dụng cho trường công lập theo các quy định hiện hành.
 
- Sinh viên Khá, Giỏi được nhận học bổng của Nhà trường.
 
- Được Nhà trường tìm chỗ ở đảm bảo điều kiện học tập và sinh hoạt cho sinh viên ở xa.
 
- Được làm việc (có hưởng lương) tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp, các công ty liên doanh.
 
- Được giới thiệu việc làm tại các đơn vị đối tác của Trường sau khi tốt nghiệp.
 
Hotline tư vấn tuyển sinh: 0984.163.163